Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rank-math domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/gaixinhd/clipgaidep.com/wp-includes/functions.php on line 6121

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the fast-indexing-api domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/gaixinhd/clipgaidep.com/wp-includes/functions.php on line 6121

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rank-math domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/gaixinhd/clipgaidep.com/wp-includes/functions.php on line 6121
Tiểu sử Chí Hải, nghệ sĩ cải lương nổi tiếng cuối thập niên 80

Tiểu sử Chí Hải, nghệ sĩ cải lương nổi tiếng cuối thập niên 80

Nghệ sĩ cải lương Chí Tâm đã đưa Chí Hải vào nghề và đi diễn chung đoàn với trong giai đoạn đầu Chí Hải bước vào nghề.

Tiểu sử Chí Hải

Tên đầy đủ của Chí Hải

Tên đầy đủ là Dương Chí Hải

Ngày sinh nghệ sĩ Chí Hải

Chí Hải sinh ngày 05/06/1956

Chí Hải hiện nay bao nhiêu tuổi

Chỉ Hải hiện nay 65 tuổi

Nơi sinh ca sĩ Chí Hải

Chí Hải sinh ra tại Trà Ôn, Vĩnh Long

Nghề nghiệp Chí Hải

Chí Hải là một nghệ sĩ cải lương 

Vợ nghệ sĩ Chí Hải

Vợ nghệ sĩ Chí Hải là nghệ sĩ Thùy Linh

Người anh nổi tiếng của Chí Hải

Chí Hải có người anh nổi tiếng là nghệ sĩ cải lương Chí Tâm

Giới thiệu sơ lược về nghệ thuật Cải lương

Thời điểm ra đời

Nghệ thuật sân khấu Cải lương hiện tại vẫn chưa ai biết rõ về thời điểm ra đời và vẫn còn bỏ ngỏ. Cũng tương tự như thời gian ra đời của bộ môn nghệ thuật sân khấu Cải lương, bản thân khái niệm về thuật ngữ Cải lương cũng được nhiều đánh giá, nhận định khác nhau.

Thời điểm phát triển hưng thịnh

Tại miền Nam, thập niên 1960 là thời kỳ hưng thịnh nhất của cải lương miền Nam, lấn át cả tân nhạc. Các sân khấu cải lương được đông khán giả đến xem hàng ngày, nên ngày nào cũng có diễn xuất, nhờ đó, các soạn giả và nghệ sĩ có cuộc sống khá sung túc, và một số ca sĩ tân nhạc phải tìm cách chuyển nghề sang hát cải lương để tìm kiếm thành công như Hùng Cường. Riêng tại các vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định đã có trên 39 rạp hát cải lương  và 20 nơi luyện cổ nhạc (gọi là “lò”), trong đó có những “lò” nổi tiếng như của Út Trong (từng là trưởng dàn cổ nhạc của gánh Thanh Minh suốt 13 năm, và là người đã huấn luyện Thanh Nga từ lúc còn thơ ấu),… 

Khi Chiến tranh Việt Nam chấm dứt, cải lương miền Nam hoạt động mạnh 10 năm nữa, đến năm 1985, mới dần dần sa sút, vì nhiều lý do, trong đó có thiếu kịch bản hay, thiếu rạp diễn mới và thế hệ lão thành tàn lụi. nghệ sĩ cải lương Chí Hải có lẽ chính là một trong những thế hệ hoạt động trong sân khấu cải lương trong giai đoạn hoàng kim cuối cùng trước khi nghệ thuật cải lương dần đánh mất chỗ đứng và sa sút.

ca si cai luong chi hai
Nghệ sĩ cải lương Chí Hải

Tin liên quan:  [NÓNG] Streamer Ohsusu lộ clip nóng 4 phút 23 giây cực hot

Những đặc điểm nổi bật của nghệ thuật cải lương

Trữ tình

Nét trữ tình của cải lương được thể hiện qua nội dung tác phẩm thường mang đậm tính văn học kịch. Nội dung văn học kịch sân khấu cải lương rất phong phú với nhiều đề tài, phổ biến là các câu chuyện kể dân gian, truyền thuyết, lịch sử… là những câu chuyện cổ có nội dung xã hội, gắn liền với cuộc sống, tinh thần của con người. Văn học kịch cải lương phản ánh hiện thực xã hội từ cổ xưa đến đương đại và tất nhiên không thể thiếu những câu chuyện về tình thân, tình yêu, tình bạn…

Tính bi

Sân khấu cải lương thường nói về số phận của một con người, trong đó nổi bật nhất là về chủ đề tình yêu. Nhiều vở cải lương có lối dẫn dắt câu chuyện: tử biệt – sinh ly – chia lìa – gặp lại. Từ lối dẫn dắt câu chuyện đó, vở kịch mới đi sâu khai thác những xung đột tình cảm, tạo cái bi. 

Tử biệt là nút thắt trong câu chuyện và mọi xung đột mâu thuẫn trong câu chuyện tình cảm đều khiến người xem xúc động. Tiêu biểu như cảnh Thúy Kiều gặp Từ Hải trong vở cải lương “Thúy Kiều”. Từ Hải là con người lý tưởng, chỗ dựa cho thân phận của Thúy Kiều, nhưng trớ trêu thay chàng lại chết vì tình yêu này. Đó là nỗi bi ai vô biên trong cuộc đời Thúy Kiều. Rất nhiều vở kinh điển dùng tử biệt để đẩy xung đột kịch lên đến đỉnh điểm, như cái chết của Thi Sách trong “Tiếng trống Mê Linh”. Chi Hai cũng đã có những vai diễn cải lương thể hiện nét bi rõ nét trong nghệ thuật cải lương.

Nhiều soạn giả đã khai thác triệt để cái bi, tạo nên sự bi hùng cho dòng cải lương cách mạng như: “Người con gái đất đỏ”, “Tìm lại cuộc đời”, “Tình yêu và tội phạm”… Nhưng cái bi của cải lương chỉ hé mở một nét buồn trong cuộc đời chứ không phải là bi kịch không lối thoát. Qua sự mất mát, đau thương, con người lại vươn lên, hướng tới tương lai. Chính vì vậy, tính bi mà vẫn trữ tình chỉ có ở sân khấu cải lương giúp người xem đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Qua nét bi, khán giả nhận ra những giá trị trong mỗi con người. Mỗi nhân vật có một cuộc đời, một số phận đầy bi ai, nhưng kết cục thì mọi nỗi oan đều minh bạch. Những cái kết có hậu là đặc điểm sân khấu cải lương và sân khấu phương Đông, và cũng là nét thẩm mỹ tích cực của sân khấu truyền thống Việt Nam.

chi hai phongvan
Nghệ sĩ Chí Hải trong một cuộc phỏng vấn

Tính khôi hài

Nét hài là đặc tính chung của sân khấu truyền thống Việt Nam, nhưng sân khấu cải lương có cái nét hài khác lạ. Nếu cái bi của cải lương tập trung khai thác diễn xuất diễn viên, tình tiết trong kịch, âm nhạc và lời ca; thì tính hài lại tập trung vào diễn xuất của diễn viên, tập trung chủ yếu ở ngoại hình và ngôn ngữ. Cái hài trong cải lương là điểm nhấn nhỏ vào một chuỗi bi lụy kéo dài, diễn tả tình cảm của nhân vật. Thế nên đa phần nhân vật hài cải lương chỉ xuất hiện thoáng qua cùng với các nhân vật chính, để giảm bớt nỗi buồn bằng cách chọc cười. Những tiếng cười của vai hài làm khán giả lấy lại thăng bằng. Nếu cải lương thiếu hài sẽ nặng nề và bi lụy ảm đạm. Tiếng cười, nét hài trong cải lương là tiếng cười châm biếm, phê phán, cười ra nước mắt và cười vui, sảng khoái vô tư.

Tin liên quan:  Sinh viên Thu Hiền lộ clip sex 23s khi đang trong lớp?

Những yếu tố khôi hài của cải lương là một bộ phận cấu thành sân khấu, có chức năng điều tiết kịch và nhận biết nghệ thuật. Tiếng cười ở đây là cảm thụ cái đẹp, những nét tinh hoa, tinh tế của nghệ thuật tình cảm, qua văn học và âm nhạc. Chức năng thẩm mỹ của tiếng cười là cảm hóa khán giả, nhận thức chân lý cuộc sống bằng lòng hướng thiện.

chi hai va cai luong
Ca sĩ cải lương Chí Hải 

Ca sĩ cải lương Chí Hải là ai ?

Chí Hải là một nghệ sĩ cải lương mang trong mình hai dòng máu Việt – Trung, có mẹ là người Việt, bố là người Hoa. Ngay từ khi Chí Hải còn nhỏ, ông đã có niềm say mê ca hát cải hưởng và được người cha của mình là Dương Hưng ủng hộ ông hết mình khi biết ông có niềm đam mê ca hát theo tổ nghiệp. Năm 1975, nghệ sĩ Chí Hải được anh trai của mình là nghệ sĩ Chí Tâm giới thiệu ông vào đoàn ca hát nơi mà anh trai ông đang cộng tác. Và sự nghiệp ca hát của Chí Hải được bắt đầu từ năm 1976 ở đoàn Long Giang,đến nay khi ông đã 62 tuổi trong đó có 40 năm theo nghề ca hát cải lương ông đã được rất nhiều khán giả các vùng miền yêu mến.

Lấn sân sang diễn viên

Vào những năm đầu của thế kỷ 21, nghệ thuật cải lương không còn được nhiều người chú ý, lắng nghe, mà là sự trỗi dậy của nhạc trẻ, nhạc pop. Cũng như bao nghệ sĩ cải lương khác, khi tình hình sân khấu sàn diễn gặp nhiều khó khăn, Chí Hải đã chuyển sang đóng phim (từ năm 2008). 

Với gương mặt điển trai, phúc hậu (giờ thì đẹp lão) nghệ sĩ Chí Hải dần dần được các đạo diễn phim giao cho các vai nặng ký. Trong đó, các phim Hãy nói yêu em (vai ông Điệp), Khóc thầm (hội đồng Chánh), Mơ hoang (chủ tịch tập đoàn xây dựng Vạn Thành)… Chí Hải rất được khán giả màn ảnh nhỏ yêu thích. Những năm 2010, dù rất bận rộn nhưng Chí Hải cũng đã tham gia bốn phim: Chuyện xứ dừa, Bình Tây Đại Nguyên Soái, Tìm chồng cho vợ tôi, Khúc nam ai. Tuy đã cận Tết, nhưng Chí Hải cũng đã cùng Thanh Thủy, Minh Nhí, Giang Bích Phượng, Vũ Văn Long, Hồng Châu, Ngọc Lan, Út Thùy, Minh Sang… quay bộ phim hài 6 tập “Tiếng nước tôi” để chiếu Tết. Trong phim này, Chí Hải vào vai ông Hai Tỵ, một nhạc sĩ đờn ca tài tử, nghệ nhân trồng kiểng tốt bụng, hiền lành…

Tin liên quan:  Koizumi Nana lộ video nóng cởi áo trên stream

Tính đến 2016, Chí Hải đã tham gia đóng 10 bộ phim truyện trong đó có 1 phim cải lương( Ảo Ảnh), 5 phim cổ tích , 4 phim truyện khác ( Tớ Đồng Vương Vấn, Chị em nhà Đông Các, Tình Kỷ Nữ, Ông Trùm.

Dù nghệ thuật cải lương không còn nóng bỏng như những năm thập niên 90 của thế kỷ trước, và không có nhiều sàn diễn nhưng Chí Hải vẫn quyết tâm đi theo con đường mà mình đã chọn ngay từ đầu. Ca sĩ cải lương Chí Hải vẫn tích cực tham gia nhiều show diễn lẻ, các show diễn từ thiện,hát cúng đường một số chùa. Đặc biệt ,ông cũng đã tham gia liveshow của người anh trai là ca sĩ Chí Tâm tại rạp Bến Thành.

chi hai và bạn diễn
Chí Hải chụp hình với bạn diễn

Nghệ sĩ cải lương Chí Hải thời trẻ

Ca sĩ cải lương Chí Hải có khởi điểm xuất phát là một gia đình mang truyền thống âm nhạc cùng với đó là lợi thế về ngoại hình đẹp trai, tính tình hiền lành, giọng ca ngọt ngào của mình. Với những lợi thế trên, Ca sĩ cải lương Chí Hải đã thực sự chiếm được tình cảm của khán giả trên con đường ca hát cải lương của mình.

Vào những năm đầu thập niên 80, chính là những năm hoàng kim của âm nhạc cải lương, Chí Hải cộng tác ở hai đoàn là Sài Gòn 1 và Sài Gòn 3. Ở hai đoàn này, Chí Hải có được một số vai diễn được khán giả rất yêu thích trong các vở: Tình ca biên giới, Mái tóc người vợ trẻ, Hạt bụi và non cao, Nàng Sa Rết, Chắp cánh chim bằng, Công chúa Alysa, Em ơi đừng khóc nữa, Lỡ yêu rồi, Yêu và ghen, Thề không sợ vợ, Yêu trong hoàng hôn, Bến tương tư… Và một số tác phẩm ông từng nổi tiếng khác như : Dạ Lý Hương, Lúa Vàng, Sài Gòn 1, Sài Gòn 3, Mộng Tuyền,Văn Công Thanh Nga,…

Gia đình nghệ sĩ Chí Hải

Nghệ sĩ cải lương Chí Hải được sinh ra trong một gia đình có 11 người con và có bốn người trong số đó theo đuổi con đường nghệ thuật. Hiện tại ông đang thực sự hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình. 

Vào năm 2017, gia đình ông có xảy ra một chuyện là nhà của Chí Hải đã có một vị khách không mời mà đến đã đột nhập vào cửa sổ ở trên lầu vào khoảng ba giờ sáng lấy của anh một số đồ vật có giá trị. Và vợ anh (nghệ sĩ Thùy Linh) đã có một lời an ủi, một lời nói vui là xem như của đi theo người, và cả nhà anh chỉ biết cười trừ và sang năm sẽ cày lại để sắm lại các đồ vật đã bị mất. 

Tiểu sử Chí Hải đã giới thiệu cho các bạn biết thêm sơ lược về nghệ thuật cải lương cũng như thông tin về em ruột của người anh nghệ sĩ cải lương Chí Tâm là nghệ sĩ cải lương Chí Hải.